Sự lẫn lộn của tiếng nói Tháp Babel

Sự lẫn lộn của tiếng nói của Gustave Doré, một bức khắc gỗ mô tả Tháp Babel

Sự lẫn lộn của tiếng nói (confusio linguarum) là huyền thoại giải thích cho sự phân mảnh ngôn ngữ của con người được mô tả trong Sách Sáng thế Genesis 11:1-9, là kết quả của việc xây dựng Tháp Babel.

Genesis 11.1 cho rằng trước sự kiện này, loài người nói một thứ tiếng duy nhất. Điều này mâu thuẫn với đoạn trước Genesis 10:5[18]

Ở thời trung cổ, tiếng Do Thái Kinh thánh được coi là ngôn ngữ được Thiên Chúa sử dụng để nói chuyện với Adam trên thiên đường và sử dụng bởi Adam để đưa ra luật lệ (ngôn ngữ Adamic) bởi nhiều học giả Do Thái, Kitô giáo và Hồi giáo.

Dante Alighieri nói đến chủ đề này trong cuốn De Vulgari eloquentia (1302-1305). Ông cho rằng ngôn ngữ Adamic có nguồn gốc thần thánh và do đó không thể thay đổi.[19] Ông cũng lưu ý rằng theo Sách Sáng thế, lời nói đầu tiên là của Eva nói với con rắn chứ không phải với Adam.[20]

Tuy nhiên, trong Hài kịch thần thánh của mình (k. 1308-1320), Dante thay đổi quan điểm của mình sang một quan điểm khác coi ngôn ngữ Adamic là sản phẩm của Adam.[19] Do đó nó không còn được coi là bất biến, và do đó tiếng Do Thái không thể được coi là đồng nhất với ngôn ngữ của Thiên đường. Dante kết luận (Paradiso XXVI) rằng tiếng Do Thái là một dẫn xuất của ngôn ngữ của Adam. Cụ thể, tên chính tiếng Do Thái của Thiên Chúa trong truyền thống kinh viện, El, phải được bắt nguồn từ một tên Adamic khác cho Thiên Chúa, mà Dante đặt là I.

Trước khi thuyết ngữ hệ Ấn-Âu được chấp nhận, các ngôn ngữ này được gọi là "Japhetite" bởi một số tác giả (ví dụ, Rasmus Rask năm 1815). Bắt đầu ở châu Âu thời Phục hưng, có một phong trào đòi hỏi một số thứ tiếng được cho là Japhetic cần phải được ưu tiên hơn tiếng Do Thái, do chúng vẫn là tiếng nguyên gốc chưa bị làm hỏng, vì những người nói chúng không tham gia xây dựng Tháp Babel. Các thứ tiếng được coi như ứng cử viên của ngôn ngữ hậu duệ của Adamic là: Gaelic (xem Auraicept na n-Éces); Tuscan (Giovanni Battista Gelli, 1542, Piero Francesco Giambullari, 1564); Hà Lan (Goropius Becanus, 1569, Abraham Mylius, 1612); Tiếng Thụy Điển (Olaus Rudbeck, 1675); Tiếng Đức (Georg Philipp Harsdorffer, 1641, Schottel, 1641). Bác sĩ người Thụy Điển Andreas Kempe đã viết một bài châm biếm vào năm 1688, trong đó ông đã chế giễu cuộc tranh đua giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc châu Âu để khẳng định tiếng mẹ đẻ của họ chính là ngôn ngữ Adamic. Để nhại lại việc Olaus Rudbeck người Thụy Điển tuyên bố tiếng Thụy Điển là ngôn ngữ gốc của loài người, Kempe đã cho Adam nói tiếng Đan Mạch, Chúa nói tiếng Thụy Điển còn con rắn thì nói tiếng Pháp.[21]

Tính chính thống của tiếng Do Thái vẫn được một số tác giả bảo vệ cho đến khi xuất hiện ngôn ngữ học hiện đại vào nửa sau của thế kỷ 18, ví dụ như Pierre Besnier (1648-1705) trong Triết luận về sự tái hợp của ngôn ngữ, hay, nghệ thuật biết tất cả bằng việc tinh thông một (1675) và Gottfried Hensel (1687-1767) trong Tóm tắt Triết học Phổ quát (1741).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tháp Babel http://www.britannica.com/EBchecked/topic/47421/To... http://news.discovery.com/history/archaeology/towe... http://letras-uruguay.espaciolatino.com/aaa/cervan... http://www.schoyencollection.com/history-collectio... http://skyscraperpage.com/cities/?buildingID=47329 http://skyscraperpage.com/cities/?buildingID=9362 http://www.towerofbabel.com/sections/tome/babelinb... http://southwest.library.arizona.edu/hav7/body.1_d... http://azure.org.il/article.php?id=536 http://www.ancient-origins.net/myths-legends/gatew...